Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi chung về cảm giác của bạn cả về thể chất và tinh thần, bạn có lo lắng, khó chịu, hay bất cứ thắc mắc nào khác. Có thể sẽ có những câu hỏi khác tùy thuộc vào thể trạng của bạn hoặc nếu bạn có những vấn đề quan tâm đặc biệt nào đó.
Xem thêm: xét nghiệm nipt là gì
Mục tiêu của việc khám tiền sản là để xem thai đang phát triển như thế nào và cung cấp những thông tin cần thiết để giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh.

Bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp và nước tiểu, đo kích thước bụng, kiểm tra vị trí của bé, nghe nhịp tim của bé, được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm thích hợp, theo dõi sát sao những biểu hiện bất thường nếu có và can thiệp khi cần.
Vào cuối buổi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về kết quả chẩn đoán, giải thích những thay đổi bình thường sẽ xảy ra với thai phụ trước lần khám thai tiếp theo và các dấu hiệu bất thường cần chú ý để bạn tự theo dõi. Đồng thời, bạn cũng sẽ được tư vấn về thói quen sinh hoạt hàng ngày (như tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng tốt hay việc tránh thuốc lá, rượu và các chất kích thích), thảo luận về những điểm tốt hay chưa tốt của các kết quả xét nghiệm.
Xem thêm:quy trình sàng lọc trước sinh
Có nên đi khám thai lần đầu cùng chồng hay không?
Điều này tùy vào bạn. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy những lợi ích khi đi khám thai cùng nhau – nhất là những mốc quan trọng như khi khám thai lần đầu, siêu âm lần đầu hay khi nhận các kết quả xét nghiệm quan trọng. Theo thống kê, 57% phụ nữ muốn có chồng đi cùng và thực tế là 37% các cặp vợ chồng đi khám cùng nhau.
Nếu bạn không hài lòng với bác sĩ của mình, bạn nên tìm người khác. Phụ nữ mang thai có trung bình từ 10 đến 15 lần khám thai nên rất quan trọng để lựa chọn được người bác sĩ bạn thích và tin tưởng. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về việc khám thai định kỳ và biết rõ bạn trông đợi gì khi đi khám thai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét